Print Obituary
Share

Trong Thi Nguyen

06/05/1918
11/16/2020

“Ba Ngoai/Noi” Trong Thi Nguyen was a feisty and loving grandmother who lived through multiple wars, refugee camps and pandemics until she passed away in her sleep at the age of 102 on November 16, 2020. She loved her family, God, gambling and junk food. She spoke her mind in two different languages to six surviving children, 27 grandchildren, 46 great-grandchildren and two great-great grandchildren in three continents until the very end.

Ba Ngoai/Noi was born in the final months of World War I, to Ong Co Hien T. Nguyen (father) and Ba Co Quy T. Phung (mother) in Quang Tri, Vietnam on June 5, 1918. She grew up with “Ong Ngoai/Noi” Su H. Tran, in the same village and was reunited with him when he became the parish choir director. He fell in love, like everyone else, with her broad smile, cooking skills and sharp tongue. His piety and musicality charmed her–he played the organ and taught himself piano and violin. They married when she was twenty-one and they had six sons (three survive) and three daughters during his career as district commissioner. He left her too soon when he died in a car accident in 1959. She never remarried, always remaining faithful to her first love.

The Vietnam War separated her temporarily from most of her children. She left Vietnam at the end of April 1975 with her eldest daughter and her family. At fifty-six, Ba Ngoai/Noi slowly stepped from a small marine craft across a rickety rope bridge to board an American cargo ship in the middle of the South China Sea. Clutched in her hands was a duffel bag containing the only things the family had: some cheap calico cloth, sewing needles, thread, and some black-and-white photos. She slept at the bottom of a dark steel hold surrounded by thousands of refugees who were each given one eight-ounce cup of soggy rice gruel and some water to last them for several days. They spent months in refugee camps in Guam, Wake Island and Fort Chaffee, Ark. until the parishioners of St. Robert of Newminster Church in Ada, Mich. sponsored them, helping to resettle the family in Grand Rapids on Sep. 30, 1975.

To send money back to her family in Vietnam, she got her first job ever in America–actually, two: as a cleaning lady and babysitter. The latter role would define her for the rest of her life; she spent the next five decades caring for other people’s children and sharing her wisdom.

“Go to church,” she’d say. “Pray every day and thank God.” She always kept a rosary and a crucifix nearby. A picture of Jesus and her husband on each dresser.

She was the family butcher, squatting on her haunches on the kitchen floor to hack up slabs of pork rib with a cleaver, or slit the neck of a duck and catching its blood for a fancy dish.

Everyone loved her cooking, but she would always say, “I didn’t taste it first so I don’t know how good it is.” She always cooked from memory. Here are just a few of her famous specialties that her family and friends craved:

  • Her husband and sons always requested her Vietnamese version of shark ceviche.
  • She prepared and fried hundreds of eggrolls at a time for special occasions like birthdays, weddings and church fundraisers.
  • Her “banh bot loc,” tapioca dumplings, were craved by generations. Late in life, she asked her American grandson-in-law to help knead the dough.
  • Ba Ngoai/Noi’s sweet-and-sour fish soup was the best.
  • Without a pasta maker, she rolled sheets of rice-flour dough around a glass jar and hand-cut the ribbons into Vietnamese udon noodles.
  • She braised catfish in a sweet caramelized sauce with chiles, garlic and onions for her family but never ate the stuff. “Too smelly,” she’d shudder.
  • Farming to table before it became a thing, she knew how to pickle mustard greens, carrots and daikon, green papaya and tiny eggplants the size of quail eggs.
  • She loved to treat her grandchildren to fast food, and she ate like a teenager in her later years, relishing Cheez Whiz, chicken nuggets and hamburgers.

She taught her grandchildren and great-grandchildren how to gamble during the summer. “Pick a card!” she would yell at the children, no matter how young, if they hesitated too long to hit or hold at blackjack. “Why are you staying on that?” Always hit on 16, 17 or even 18. Count on the dealer having 20.

She hand-rolled her own cigarettes, and she smoked while gripping the cards tightly and squinting at them through wafting blue smoke. When she won she gleefully showed her cards to the person next to her as though they were in cahoots against the dealer. She stopped smoking cold turkey in her seventies after she visited a friend in the hospital.

She was proud of her family. She learned to use a smartphone to brag about the success of her grandchildren and great-grandchildren. “Call your grandma,” she would tell her dozens of descendants spread across four countries. Many of them did so, at least once a month.

She grew out her black hair in a thick, long cascade, but always wore it in a dark bun barely streaked with gray. She looked exactly the same for 40 years until she cut her hair for the first time this spring.

Ba Ngoai/Noi was proud of her family. Her legacy lives on in her children, grandchildren, great-grandchildren, and great-great grandchildren living in America, Vietnam, Australia and Japan. Her son Thuan (wife Ngoc Anh, deceased; children Bao, Lam, Vy, Thinh, Trung); daughter Lai (husband Nhi; children Ly-Sa, Uyen-Sa, Lynh, Liem and Hoai-Nam); her daughter-in-law Kim Dung (husband Quynh, deceased; children Ha Thy, Vi, Vien, Duy, Huy Anh and Dat); daughter Luu (husband Terry, deceased; children The-An, Thien-An and Thu-An); son Minh (wife Dzung, children Julian and Joanne); son Chinh (wife Hong, deceased; children Khai, Khoa, Kieu and Kiet); daughter Trinh (children Alyssia and Matrinah); and brother Hoa (wife Nhi, deceased); and many in-laws, nieces and nephews, their children and grandchildren as well as friends and family, who could all fill up a village—and are not forgotten.

Our beloved Ba Ngoai/Noi Trong is preceded in death by Ong Ngoai/Noi Su; two other sons besides Quynh: Man and Vinh; two sisters, Vong and Tuong; and one brother, Ly.

Visitation will be held Friday, Nov. 20, from 5-7 p.m. EST at O’Brien-Eggebeen-Gerst Funeral Home, 3980 Cascade Rd SE, Grand Rapids, MI 49546. COVID-19 restrictions will be enforced with social distancing and masks required. The funeral home will allow a maximum of 25 people inside at one time and rotate visitors to allow family and friends to pay respects.

Funeral services will be on Saturday, Nov. 21, with viewing at 9 a.m. EST followed by mass at 10 a.m. EST at St. Alphonsus Church, 224 Carrier St NE, Grand Rapids, MI 49505. Up to 50 people will be allowed inside with social distancing and masks required. The church will livestream the mass online starting at 10 a.m. EST on the church’s Facebook page.

 

BÀ NGUYỄN THỊ TRỌNG

              05/06/1918 – 16/11/2020

Bà Ngoại/ Bà Nội chúng tôi là người dễ xúc động và rất thương yêu con cháu. Cuộc đời Bà đã trải qua nhiều biến cố chiến tranh, trại tị nạn và dịch bệnh cho đến khi Bà qua đời trong giấc ngủ ngày 16 tháng 11 năm 2020, hưởng đại thọ 102 tuổi. Bà luôn luôn tin vào Thiên Chúa và yêu thương gia đình. Bà thích đồ ăn vặt Mỹ, Bà thích chơi bài ngày Tết với con cháu.Bà thường  chia sẻ suy nghĩ, nói tiếng Việt đôi khi vài tiếng Anh với 6 người con, 27 người cháu, 46 chắt và 2 chút – ở 3 Châu Lục.

Bà Ngoại/Bà Nội sinh ngày 5 tháng 6 năm 1918 tại Quảng Trị. Thuở nhỏ, Bà sống cùng làng với Ông Nội/Ngoại. Lớn lên, Bà gặp lại Ông khi ông làm Ca Đoàn Trưởng ở nhà thờ. Ông thương Bà bởi nụ cười tươi, tài nấu nướng và ăn nói lanh lợi của Bà. Bà mến Ông bởi lòng ngoan đạo và biệt tài về âm nhạc của Ông – Ông chơi đàn organ khá hay và tự học chơi đàn piano và violin. Kết hôn năm Bà 21 tuổi, Ông và Bà có với nhau 6 người con trai (3 người còn sống) và 3 người con gái. Sinh thời, Ông phục vụ chính phủ trong chức vụ Quận Trưởng. Ông ra đi rất sớm trong một tai nạn xe hơi năm 1959. Lúc đó bà 41 tuổi bà không tái giá, ở vậy nuôi con, mãi luôn trung thành với mối tình đầu.

Chiến tranh khiến Bà phải xa cách con cháu bị kẹt lại ở Việt Nam. Bà rời Việt Nam vào cuối tháng 4 năm 1975 với người con gái lớn và gia đình. Khi ấy Bà 56 tuổi, Bà Ngoại/Bà Nội chúng tôi, từ con tàu nhỏ từng bước bước trên chiếc cầu giây vắt ngang sườn tàu, để lên con tàu lớn chở hàng của Mỹ giữa Biển Đông mênh mông. Trong tay Bà cầm một túi xách mang theo mấy thước vải, kim chỉ và vài tấm ảnh đen trắng. Cùng với gia đình bà ngủ dưới hầm tàu, chung quanh là hàng ngàn người di tản. Mỗi người được phát cho một bát cháo và một ít nước để sống cầm chừng trong vài ngày. Sau nhiều tháng trong trại tị nạn ở Guam, Wake Island và Fort Chaffee, giáo dân nhà thờ St. Robert Newminster ở Ada, Michigan bảo lãnh gia đình và định cư tại Grand Rapids vào ngày 30 tháng 9 năm 1975.

Để có tiền gửi về Việt Nam giúp gia đình, Bà làm công việc đầu tiên trên đất Mỹ – đúng ra Bà làm hai việc: chùi rửa và chăm sóc trẻ em. Chăm trẻ trở thành cái nghiệp của Bà. Năm thập kỷ qua, Bà giúp đở con cái trông coi và dạy dỗ các cháu, chắt.

“Đi lễ đi,” Bà thường bảo. “Phải cầu nguyện hàng ngày và cảm tạ Chúa”. Bà luôn giữ bên mình chuỗi Mân Côi và cây Thánh Giá. Trong tủ, Bà có hình Chúa Giê Su và tấm ảnh người chồng quá cố.

Bà ngồi dưới đất, lóc từng miếng thịt sườn bằng dao phay, hay cắt cổ vịt để làm tiết canh. Mọi người đều mê các món ăn do Bà nấu. Bà luôn nói, “Ngoại chưa nếm cho nên không biết ngon hay dở”. Nhớ sao Bà nấu vậy. Đây là những món ăn độc đáo Bà nấu mà gia đình và bạn bè đều khen:

  • Chồng con Bà thường đòi Bà làm món gỏi cá nhám, cho dù bà không thích và không chịu được mùi tanh của cá
  • Bà cuốn và chiên hàng trăm cái chả giò trong những dịp đặc biệt như sinh nhật, đám cưới hay gây quỹ cho nhà thờ
  • Bánh bột lọc của bà là món khoài khẩu của nhiều thế hệ trong gia đình. Có lần, Bà nhờ chàng cháu rể người Mỹ nhồi bột hộ
  • Canh chua của Bà là một tuyệt phẩm
  • Chẳng cần máy làm bún làm mì gì cả, Bà chỉ lấy cái chai, đắp bột vào chung quanh rồi dùng dao cắt từng lát cho rơi vào nồi bánh canh bốc khói
  • Bà nấu cá lóc kho tộ với ớt, hành, tỏi cho cả nhà ăn. Nhưng Bà không bao giờ ăn cái món này. “Không thích mùi cá,” Bà vừa nói vừa rùng mình.
  • Bà làm dưa chua, cà rốt, củ cải, đu đủ xanh và cả cà pháo
  • Bà hay mua cho các cháu Bà mấy món ăn vặt của Mỹ, Cheez Whiz, chicken nuggets, hamburgers. Bà thích ăn mấy món này như mấy đứa nhỏ

Mùa hè, Bà chỉ cho các cháu và chắt Bà chơi Blackjack (Xì dách). “Bắt bài đi!” Bà la bọn nhỏ khi chúng ngập ngừng quá lâu không biết nên rút hay chụm. “Tại sao không bắt nữa?”. Có 16 nút, 17 nút, thậm chí 18 nút, cứ rút. Cứ nghĩ là “nhà cái” có 20 điểm.

Bà hãnh diện về gia đình Bà lắm. Ra đi nhưng Bà vẫn sống trong lòng các con, các cháu, chắt, chút hiện đang ở Mỹ, ở Việt Nam, ở Úc và ở Nhật: Con trai Thuần (vợ Ngọc Anh đã qua đời, con Bảo, Lâm, Vỹ, Thịnh và Trung); Con gái Lài (chồng Nhị, con Ly-Sa, Uyên-Sa, Lynh, Liêm và Hoài Nam); Con dâu Kim Dung (chồng Quỳnh đã qua đời, con Hạ Thy, Vi, Viên, Duy, Huy Anh và Đạt); Con gái Lựu (chồng Terry đã qua đời, con Thế An, Thiên An và Thu An); Con trai Minh (vợ Dung, con Luân và Minh Châu); Con trai Chính (vợ Hồng đã qua đời, con Khải, Khoa, Thiên Kiều và Kiệt); Con gái Trinh (con Alyssia và Matrinah); Em trai Hòa (vợ Nhị đã qua đời và các cháu). Bà cũng không quên họ hàng thông gia, bà con thân thich, rất đông.

Về với Chúa Linh hồn Bà Ngoại/Bà Nội chúng tôi sẽ được gặp cha mẹ là ông cố Nguyễn Thế Hiến và bà cố Phùng Thị Quý, chồng thân yêu là Ông Ngoại/Ông Nội Trần Hữu Sự; ba người con trai là Quỳnh, Mân và Vinh, hai người em gái Vọng và Tưởng; và người em trai Lý.

Make a Contribution

Visitation:

Friday, Nov. 20th 5-7 pm EST

O’Brien-Eggebeen-Gerst Funeral Chapel

3980 Cascade Rd SE

Grand Rapids, MI 49546

Visitation/Mass:

Saturday, Nov. 21st Visitation 9 am EST

Saturday, Nov. 21st Mass 10 am EST

St. Alphonsus Church

224 Carrier St NE

Grand Rapids, MI 49505

Sign the Guest Book

5 Responses

  1. What a wonderful woman and a wonderful tribute. I didn’t know her well but I know how much she influenced all of her family. It’s why all of the Nguyen’s are so fiesty and full of life!
    Love,
    Gary Fehr

  2. How marvelous a women , lady. Mother, grandmother, great-grandmother , great-great-grandmoth and friend! This world has and continues to be blessed by the sweet and loving heart of this special treasure from God.

  3. Xin Chúa gìn giữ linh hồn Catarina trong vòng tay thương yêu của Ngài. Xin Mẹ Maria an ủi gia đình trong giây phút mất mát lớn này vì chỉ có mẹ mới hiểu nỗi đau “đâm thâu lòng mẹ”. Xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa cho gia đình thêm sự bình và tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa.

    Tâm xin cùng hiệp dâng lời nguyện với gia đình cho linh hồn Catarina được sớm hưởng nhan Thánh Chúa.

    Xin đồng thành kính phân ưu.

  4. An amazing lady – I can tell she will be greatly missed. She acccomplished much during her life and her obituary is a wonderful tribute and shows how much she meant to her family. I’m sure God will welcome her home and I hope you will find peace knowing she has gone to a better place.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Make a Contribution

Visitation:

Friday, Nov. 20th 5-7 pm EST

O’Brien-Eggebeen-Gerst Funeral Chapel

3980 Cascade Rd SE

Grand Rapids, MI 49546

Visitation/Mass:

Saturday, Nov. 21st Visitation 9 am EST

Saturday, Nov. 21st Mass 10 am EST

St. Alphonsus Church

224 Carrier St NE

Grand Rapids, MI 49505